Dự thảo các môn thi trong kỳ thi THPT năm 2017

Vừa qua, tại buổi họp báo ngày 4.9.2016, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng xuân Nhạ cũng cho biết: “Đây là một phương án kế thừa những ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm của kỳ thi THPT quốc.. 

Trong dự thảo tóm tắt về đề án thi THPT quốc gia và tuyển sinh CĐ, ĐH từ năm 2017, Bộ GD & ĐT đã lên phương án giao kỳ thi chung về cho các Sở GD&ĐT tỉnh chủ trì. Theo đó, từ năm 2017, cả nước sẽ chỉ còn một cụm thi ở các tỉnh, không còn 2 cụm thi tốt nghiệp và ĐH như năm 2016. Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cử người về hỗ trợ coi thi và có trách nhiệm giám sát hội đồng thi.

Ngoài ra một số môn thi riêng sẽ được gộp thành bài thi tổng hợp trắc nghiệm. Tất cả sẽ chỉ còn 5 bài thi: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (gộp của 3 môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).

Theo đó, đề thi môn Ngoại ngữ dự kiến sẽ gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian 60 phút. Các bài thi trắc nghiệm Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội có 50 với thời gian làm bài 90 phút. Mỗi thí sinh sẽ được cấp riêng 1 mã đề khác nhau để tránh tình trạng quay cóp, gian lận trong kỳ thi.

Ngoại trừ môn Văn, thí sinh vẫn thi theo hình thức thi tự luận, bài thi được viết trên giấy và do giáo viên bộ môn chấm. Bốn bài thi còn lại sẽ thi theo hình thức tô kín câu trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm và việc chấm thi sẽ do máy chấm thi.

Năm 2017, thí sinh sẽ có 5 phương án xét tuyển

Vừa qua, tại buổi họp báo ngày 4.9.2016, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng xuân Nhạ cũng cho biết: “Đây là một phương án kế thừa những ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm của kỳ thi THPT quốc gia 2016. Những bước cải tiến mới thực là một bước mở rộng hơn, các bài thi sẽ được tổ chức theo hướng trắc nghiệm khách quan và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác chấm thi và hạn chế việc gian lận, học lệch, học tủ.”

Cũng theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, từ năm 2017 các trường CĐ, ĐH sẽ có 5 phương án tuyển sinh đó là :

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT ;
Dựa vào kết quả của các bài thi THPT quốc gia;
Sơ tuyển kết hợp với thi tuyển bằng các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệtn do trường tổ chức;
Xét tuyển bằng kết quả đánh giá năng lực chuyên biệt của trường (hoặc nhóm trường) khác;
Kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh trên.
Các trường cũng có thể tự tổ chức thi hoặc thành lập một nhóm trường để tổ chức thi.

Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu các trường tự tổ chức thi phải công khai cấu trúc bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả thi THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Nguồn: Thptquocgia.org