Môn địa lý: Phải lập đề cương cho từng câu

Trong đó, phần lý thuyết thường có mấy dạng:

 

- Dạng lý giải: yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi tại sao. Ðây là dạng khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải biết vận dụng để giải thích hiện tượng địa lý, cả tự nhiên và xã hội. Dạng câu hỏi này cần đặc biệt chú ý các mối liên hệ nhân quả trong địa lý.

 

- Dạng so sánh: yêu cầu thí sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng địa lý.

 

- Dạng phân tích, chứng minh: đòi hỏi thí sinh phải nắm vững kiến thức và số liệu thống kê tiêu biểu để phân tích, chứng minh một vấn đề cụ thể.

 

- Dạng trình bày: là dạng câu hỏi dễ nhất, chủ yếu đòi hỏi thí sinh thuộc bài, tái hiện được kiến thức đã học trong chương trình, sách giáo khoa rồi sắp xếp theo trình tự nhất định phù hợp với yêu cầu của đề bài.

 

Ở phần thực hành có các dạng phổ biến: vẽ lược đồ VN, vẽ biểu đồ, đồ thị theo bảng số liệu đã cho, sau đó yêu cầu thí sinh dựa trên lược đồ, biểu đồ đó rút ra những nhận xét phù hợp; hoặc phân tích bảng số liệu, vận dụng kiến thức để rút ra các nguyên nhân,.hậu quả, mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lý. Khó nhất và thí sinh hay nhầm lẫn là phần vẽ biểu đồ, đồ thị. Phải xác định được kiểu biểu đồ rồi xử lý số liệu, cuối cùng mới vẽ.

 

Trong đó, quan trọng nhất là xác định được dạng biểu đồ; nếu xác định sai, vẽ sai thì mọi nhận định, phân tích đều sai theo, không được điểm nào. Vẽ xong phải nhớ có bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.

 

Thí sinh cần ghi nhớ: nếu bài yêu cầu nhận xét về qui mô, thí sinh lấy số liêu tuyệt đối để chứng minh cho nhận xét của mình. Nếu để yêu cầu nhận xét về cơ cấu, phải sử dụng số liệu tương đối (%). Làm ngược lại sẽ mất điểm.

 

Theo tôi, việc đầu tiên thí sinh dứt khoát phải làm, kể cả những em học tốt, là phải lập đề cương cho từng câu để có thể hình dung tổng thể cả bài làm. Sau đó phân bố thời gian đều cho từng câu vì điểm cho từng câu tương đương nhau.

 

Cố gắng bố trí làm đều tất cả các câu, không nên thấy có câu mình thuộc kỹ thì tập trung viết quá dài, lan man. Vì địa lý chấm theo ý nên tuyệt đối không được bỏ qua câu nào.

                                                                  

PGS.TS Đặng Văn Đức
Báo Tuổi trẻ


Các tin khác
 Mẹo làm bài thi đại học  (05/04/04)
 Môn văn: Đọc kỹ đề bài, tránh lạc đề  (30/03/04)
 Môn địa lý: Phải lập đề cương cho từng câu  (19/03/04)
 Môn tiếng Anh: Bốn phần chính của một bài thi  (19/03/04)
 Môn Vật lý: Phải tự hệ thống chương trình đã học  (19/03/04)
 Môn Toán: Cần phân loại các dạng bài toán  (19/03/04)
 Bạn đọc viết - Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2002-2003 dưới mắt mọi người  (13/06/03)
 6 “bí quyết” cho... mùa thi  (27/05/03)
 NHẬN XÉT ĐỀ THI ĐẠi HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2002  (26/05/03)
 HỌC VÀ ÔN MÔN VĂN TRƯỚC MÙA THI  (09/05/03)
1 2 3 4
Sản phẩm được hợp tác giữa VASC & TMC, liên hệ: e-School Webmaster.
99 Trieu Viet Vuong - 59 Thai Ha, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636