Trong suốt những năm đèn sách, Lâm Xuân Nhật đã từng là HS giỏi cấp quận (từ lớp 4 đến lớp 9), cấp thành phố (môn toán lớp 5), đoạt giải Lương Thế Vinh (lớp 8), giải nhất môn vật lý cấp thành phố (lớp 9). Hết bậc THCS, Nhật thi vào Trường phổ thông Năng khiếu (ÐH Quốc gia TP.HCM), bắt đầu được làm quen với tin học và đã đoạt được giải ba tin học cấp thành phố vào năm học lớp 11 và giải ba tin học quốc gia khi tham dự kỳ thi vượt cấp cùng năm. Lên lớp 12, Nhật tiếp tục khẳng định mình với giải nhất cấp thành phố, giải ba quốc gia và đỉnh cao là huy chương đồng tin học quốc tế. Nhật được tuyển thẳng vào ÐH và hiện đang theo học tại lớp Cử nhân tài năng, khoa Công nghệ thông tin - ÐH Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh.
Thiệt thòi của Nguyễn Duy Thắng là ở chỗ khi bắt đầu vào học ngành Ngữ văn Trung Quốc-ÐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, nhiều bạn cùng lớp (phần đông là người Hoa, người Việt gốc Hoa hoặc đã từng học qua tiếng Hoa) đã có thể trao đổi với nhau bằng tiếng Hoa thì Thắng mới bắt đầu làm quen những nét sổ, nét móc, nét ngang... Ấy vậy mà chỉ sau một năm học tập miệt mài, Thắng đã dần vượt qua những khó khăn đó. Ðầu năm học thứ hai, Duy Thắng cùng một số bạn đã mạnh dạn đăng ký tham gia với đề tài nghiên cứu khoa học Từ trái nghĩa trong tiếng Trung Quốc, so sánh đối chiếu với tiếng Việt. Không tránh khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu làm nghiên cứu khoa học nhưng kết quả lại rất bất ngờ: đề tài lần lượt đoạt giải nhất cấp trường, giải nhì SV nghiên cứu khoa học cấp thành phố và giải nhất SV nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Thành tích học tập thuở học phổ thông của nữ SV Nguyễn Hoàng An cũng thật đáng nể với 12 năm liền là HS giỏi, giải nhì HS giỏi văn thành phố lớp 12. Vào ÐH KHXH&NV (khoa Tiếng Pháp), Hoàng An tiếp tục phát huy thành tích học giỏi của mình khi đạt điểm trung bình học tập là 9,08. Tương tự Nguyễn Duy Vinh cũng có thành tích học giỏi 12 năm liền rồi đỗ thủ khoa vào ngành Ðiện-điện tử ÐH Bách khoa kỳ tuyển sinh năm 2001 với điểm thi mỗi môn đều đạt 9,5 điểm...
Họ đã học tập như thế nào?
Ðể đạt được những kết quả như trên, Lê Anh Toàn đã phải nỗ lực học tập trong suốt nhiều năm. Kinh nghiệm của Toàn là luôn xem bài trước ở nhà, điều gì không hiểu thì khi lên lớp phải tập trung chú ý bài giảng của thầy rồi tự hệ thống lại bài. Trước khi đi ngủ buổi trưa hoặc buổi tối, cậu luôn ôn lại bài và tóm tắt theo ý mình. Với Toàn, sách để tham khảo nhưng không phụ thuộc vào sách mà đánh mất tư duy.
Nguyễn Hoàng An lại triết lý: Thời gian chia đồng đều cho mọi người, ai sử dụng hợp lý thì người đó sẽ thắng. An cho rằng, bất cứ môn học nào cũng cần có sự say mê khi học tập và phải biết sắp xếp thời gian học tập hợp lý. Trước lúc đi ngủ bạn luôn vạch kế hoạch làm việc ngày hôm sau và cố gắng làm hết những gì mình đã dự tính. An thường đọc thêm các sách báo tham khảo và lên mạng tìm tòi những điều bổ ích. Đọc truyện bằng tiếng Pháp cũng giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc làm giàu vốn từ vựng, nắm vững ngữ pháp. Tôi cũng rất chú trọng đến việc học tập tốt những môn học đại cương để tạo nền tảng cho việc hiểu những môn học chuyên ngành-An nói. Tương tự, bí quyết của Nguyễn Duy Vinh là lên lớp thì tập trung nghe giảng, về nhà phải thanh toán hết mọi bài học và bài tập trong ngày.
Khi được hỏi bí quyết học tập, Lâm Xuân Nhật cười: Em có bí quyết gì đâu. Cố gắng khi học thì hết mình và khi làm bài thì hết khả-năng. Nhật cũng rất thích đọc những sách viết về cách đối nhân xử thế, sách học làm người và nghệ thuật sống... Những bài học từ trang sách đã giúp Nhật luôn lạc quan, tự tin trước mọi hoàn cảnh và luôn giữ được sự thoải mái, thư giãn trong tâm hồn.
Theo Thanh niên
|