Môn toán (khối B): học những kiến thức cơ bản

Từ năm 2002, thi bằng đề chung áp dụng đồng loạt cho tất cả các trường. Vì vậy cách học ôn cũng phải thay đổi: ôn thật kỹ những kiến thức cơ bản, bám sát chương trình, sách giáo khoa, nắm vững không bỏ sót bất cứ phần kiến thức nào trong chương trình lớp 12.

Ôn luyện nhằm để thành thạo kỹ năng giải các dạng bài tập chứ không phải chỉ để biết cách làm hay luyện tủ. Dù có thầy hướng dẫn hay tự ôn luyện cũng nên theo tiêu chí: học những kiến thức cơ bản, không đi sâu vào những dạng bài lạ, bài khó. Ðề toán khối B năm 2002 thoạt đầu nhiều ý kiến-kể cả thí sinh cho là dễ, không phân loại được thí sinh. Nhưng kết quả thi cuối cùng cho thấy những bài được điểm cao lại không nhiều. Nguyên nhân cơ bản do thí sinh không nắm vững kiền thức gốc, coi thường nhiều phần kiến thức cơ bản tưởng là nhỏ trong sách giáo khoa. Ðề đã ra không đánh đố, không khó song đòi hỏi thí sinh làm bài có độ chính xác cao, lập luận chặt chẽ.

Những bài điểm cao trong đề thường là những câu hỏi, bài tập kiểm tra kiến thức cơ bản nhất. Tôi quan niệm đề thi là một bữa tiệc, có món này món kia, không phải món nào cũng hợp khẩu vị. Vì vậy, việc đầu tiên là thí sinh phải đọc toàn bộ đề và có kế hoạch làm bài thích hợp với bản thân. Có những câu thí sinh nắm vững, là sở trường bỏ công ít mà được điểm nhiều. Ðọc đề là để phân loại đâu là câu kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, đâu là câu nâng cao để lập thứ tự ưu tiên giải quyết.

Qua chấm thi năm vừa rồi chúng tôi thấy thí sinh thường có nhược điểm là cách giải quyết những bài dễ, dạng cơ bản lại không thành thạo, hoàn chỉnh, ít khi được điểm tuyệt đối. Những em thi khối B thuộc loại khá toán lại hay mất điểm do làm nhanh những bài dễ để dành thời gian tập trung làm bài khó. Bài làm tuy đúng hướng nhưng tính toán sai sót dẫn đến đáp số sai, tưởng mình đã vượt qua ngưỡng an toàn để chuyển sang xử lý những bài khó mà không biết mình chỉ được một nửa, thậm chí 1/3 điểm của những câu phần kiến thức cơ bản trong tầm tay mình. Vì vậy tôi muốn lưu ý các thí sinh nên cố gắng làm hoàn chỉnh tùng bài, từng câu, mỗi chi tiết, phương trình, lập luận viết ra phải chính xác. Các em không cần làm lần lượt bài theo thứ tự của đề, nhưng đã làm bài nào thì cố gắng hoàn thiện bài đó.

Doãn Minh Cường-Trưởng ban phụ trách khối chuyên Toán-Tin ÐH SP HN-TT


Các tin khác
 Bạn đọc viết - Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2002-2003 dưới mắt mọi người  (13/06/03)
 6 “bí quyết” cho... mùa thi  (27/05/03)
 NHẬN XÉT ĐỀ THI ĐẠi HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2002  (26/05/03)
 HỌC VÀ ÔN MÔN VĂN TRƯỚC MÙA THI  (09/05/03)
 Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh  (22/04/03)
 Môn hoá (khối B): không được coi nhẹ lý thuyết  (22/04/03)
 Môn địa lý (khối C): phải lập đề cương cho từng câu  (22/04/03)
 Môn văn (khối D): Cần học và nhớ chi tiết  (22/04/03)
 Môn hóa (khối A): phải làm nhiều bài tập  (18/03/03)
 Môn văn (khối D): Cần học và nhớ chi tiết  (18/03/03)
1 2 3
Sản phẩm được hợp tác giữa VASC & TMC, liên hệ: e-School Webmaster.
99 Trieu Viet Vuong - 59 Thai Ha, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636