Nhưng từ đó cũng có thể thấy: đề thi không ra những câu hỏi có tính chất học thuộc lòng. Có nghĩa là phần lý thuyết của đề thi tuyển sinh sẽ không hỏi trực tiếp vào vấn đề như đề thi tốt nghiệp THPT. Vì thế, học sinh phải tập thực hiện nhiều sơ đồ chuyển hóa phản ứng, kể cả phần hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cách học theo sơ đồ chuyển hóa phản ứng sẽ làm học sinh đỡ chán hơn mà lại rất dễ nhớ ở phần bài tập, các em đừng ham làm những bài quá khó, trước hết hãy giải và giải nhuần nhuyễn những bài tương đối cơ bản. Từ đó phân chia thành nhiều dạng bài tập đặc trưng. Học sinh phải nắm được trong mỗi chương có bao nhiêu dạng bài tập cơ bản quan trọng. Ví dụ phần kiến thức về rượu thì có dạng bài tập khử nước và tác dụng với natri. Muốn thế, điều không thể tránh là phải làm nhiều bài tập để có kỹ năng làm bài nhanh và chính xác. Ðiều này rất cần thiết, phải có kỹ năng làm bài tốt mới có thể giải những đề dài như năm trước. Khi tự giải bài tập, các em sẽ phải động não và sẽ nhớ lâu hơn. Các em cũng đừng học tủ: chỉ chú trọng những bài trọng tâm mà quên đi phần lý thuyết, dạng bài tập của những bài học không phải là trọng tâm của các chương. Năm trước nhiều em đã phải cắn bút trước những bài tập dạng này.
Tham gia chấm thi tuyển sinh, tôi thấy nhiều thí sinh thường mắc phải khuyết điểm làm bài vội vàng, không cẩn thận trong khi đáp án của Bộ GD-ÐT có thang điểm rất chi tiết. Nhiều em không đạt được điểm cao vì vội vàng, bỏ qua nhiều chi tiết cụ thể. Một khuyết điểm nữa là các em hay viết tắt (điều này khiến giám khảo rất khó chịu) và không cân bằng phương trình phản ứng, viết phương trình thiếu, khi đặt ẩn số và công thức phân tử lại không nêu điều kiện... Những khuyết điểm trên cho dù rất nhỏ nhưng dồn lại thí sinh sẽ bị trừ điểm khá nhiều
|