|
Mùa thi 2002, xét tuyển nguyện vọng 2, 3 như thế nào?
|
Nhiều phụ huynh và thí sinh dự thi đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) năm nay rất lo lắng, cho rằng thực ra các nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 không có thực tế, mà chỉ là hình thức. Ông Đỗ Huy Dự, Thư ký Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2002 cho biết đã giải đáp thắc mắc này.
Thí sinh có thể nộp nhiều hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), có thể ghi nhiều nguyện vọng, nhưng nguyện vọng 2 và 3 hợp pháp là những nguyện vọng ghi trong hồ sơ ĐKDT nộp cho trường mà thí sinh dự thi. Và trường ĐH, CĐ nào cũng dành ít nhất 20% chỉ tiêu để xét tuyển nguyện vọng 2 và 3.
- Quy trình xét tuyển các nguyện vọng 2, 3 như thế nào, thưa ông?
- Các trường xây dựng điểm xét tuyển nguyện vọng 2 có điểm cao hơn nguyện vọng 1 là 1 điểm, nguyện vọng 3 có điểm xét tuyển cao hơn nguyện vọng 1 là 2 điểm. Sau đó, nếu số nguyện vọng 2, 3 quá nhiều, các trường sẽ nâng mức điểm chênh lệch lên. Ở một mức độ nào đó, số thí sinh sẽ xấp xỉ hoặc bằng số chỉ tiêu thì sẽ lấy hết số người có điểm như thế. Nếu số lượng thí sinh đến khoảng điểm đó gần bằng nhưng không thể tăng hơn hoặc giảm hơn điểm xét tuyển, khi đó đối tượng xét tuyển sẽ xét theo khu vực (KV) với thứ tự ưu tiên (ƯT): KV1-ƯT1-KV2-ƯT2-KV3-ƯT3. Còn nếu số nguyện vọng 2, 3 quá ít, các trường có thể xem xét để hạ điểm xét tuyển.
Những trường không tổ chức thi tuyển sinh sẽ được nhận hồ sơ ĐKDT của cả thí sinh trước đó không đăng ký nguyện vọng nào vào trường. Đối với những thí sinh ghi trong hồ sơ dự thi ghi nguyện vọng vào trường là nguyện vọng 2, khi xét tuyển sẽ trở thành nguyện vọng 1, nguyện vọng 3 sẽ thành nguyện vọng 2; không có nguyện vọng vào, trường sẽ xếp vào nguyện vọng 3 sau đó sẽ xử lý việc xét tuyển như quy trình trên.
- Đó là đối với thí sinh có nguyện vọng vào cả ĐH,CĐ. Còn với thí sinh chỉ có nguyện vọng vào CĐ, việc xét tuyển so với những thí sinh dự thi ĐH nhưng cũng đăng ký xét tuyển vào trường CĐ đó sẽ được ưu tiên như thế nào?
- Khi đó nguyện vọng vào CĐ của thí sinh là nguyện vọng 1 và đương nhiên sẽ được ưu tiên hơn nguyện vọng 2 của thí sinh khác. Ví dụ: Một thí sinh X có nguyện vọng 1 vào trường CĐ A, dự thi tại trường ĐH B, làm 4/5 số lượng câu hỏi của mỗi môn thi (theo yêu cầu của trình độ CĐ), được tổng điểm 18. Thí sinh Y có nguyện vọng 1 và dự thi tại trường ĐH B, nguyện vọng 2 là trường CĐ A, làm 5/5 số lượng câu hỏi của mỗi môn thi, được 19 điểm. Khi CĐ A xét tuyển với điểm xét tuyển nguyện vọng 1 là 18, khi đó X sẽ đỗ, còn y tùy thuộc vào điểm xét tuyển nguyện vọng 2 của trường. Có thể nói đây là điểm còn chưa thật sự công bằng của phương án cải tiến, nhưng trước mắt chưa có phương án nào tốt hơn.
- Có những trường ĐH nói rằng nếu Bộ GD-ĐT yêu cầu, họ có thể đề ra chỉ tiêu xét tuyển cho nguyện vọng 2, 3 nhưng sẽ không thực hiện việc xét tuyển để tránh phiền phức. Bộ sẽ xử lý như thế nào?
- Chúng tôi biết rằng để ra phần trăm chỉ tiêu cho nguyện vọng 2, 3 có thể sẽ rất phiền phức cho các trường, bản thân Bộ GD-ĐT sẽ rất vất vả, nhưng chúng ta nên dành thuận lợi và những điều kiện tốt nhất cho thí sinh.
Theo Lao Động Các tin tức khác
-
Hôm nay, 1,27 triệu học sinh thi tốt nghiệp THCS
-
Điều kiện chấm phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT
-
Điện thoại nóng dành cho học sinh luyện thi ĐH
-
Vụ thi hộ vào ĐH ngoại ngữ: phát hiện thêm 48 trường hợp vi phạm
-
TP.HCM: Khởi động mùa… ''chạy trường''
-
Tuyển sinh THCN 2002: Lượng tăng, chất có tăng?
-
Các hội đồng tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn lúng túng với bài toán CNTT
-
TP.HCM: ''Căng thẳng'' chỗ trọ mùa thi
-
Được phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT nếu điểm thi thấp hơn điểm trung bình cả năm 2 điểm
-
Sao in đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ: Trách nhiệm ''đá đè''
Xem tiếp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|