HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ?

Theo định hướng của Bộ GD – ĐT, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2003 về cơ bản vẫn sẽ ra như năm 2002. Nhưng cụ thể đề sẽ ra như thế nào? Dạng đề ra sao và cần học những nội dung gì?

 

Môn văn (Khối C): càng nêu chi tiết, càng đạt điểm cao.

 

            Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2002 theo đánh giá của giới chuyên môn là “hay, phân loại được học sinh, phù hợp với tính chất của kỳ thi tuyển sinh ĐH”. Thế nhưng, đề thi tuyển sinh 2002 cũng đã khiến không ít thí sinh bị “nốc ao”, rơi vào trường hợp “thi không ăn ớt thế mà cay”. Trong khi đó, năm 2003 Bộ GD  - ĐT vẫn định hướng ra đề như năm 2002, nội dung kiến thức chủ yếu trong chương trình lớp 12. Vậy phải học như thế nào mới đạt hiệu quả cao? Mở đầu, mời các bạn tham khảo ý kiến tư vấn về môn văn (khối C).

            Đề thi tuyển sinh môn văn năm 2002 không yêu cầu những gì cao xa, bám sát sách giáo khoa nhưng lại hỏi khá chi tiết. Vì thế thí sinh phải học theo sách giáo khoa và học thất kỹ. Bên cạnh đó các em cần xem và trả lời tất cả câu hỏi gợi ý sau mỗi bài học vì nó định hướng cho học sinh nắm bài một cách cơ bản và chắc chắn. Rất tiếc hiện khá nhiều học sinh lại quên đi công đoạn này.

            Một điều cần lưu ý nữa là khi học bài, làm bài HS hay có tâm lý ham cái mới, ham những gì trìu tượng, cao siêu nhưng lại xa rời kiến thức sách giáo khoa. Tất nhiên văn chương thì phải có sự cảm thụ của riêng thí sinh, nhưng sự cảm thụ phải dựa trên những tình tiết của bài học, không thể “tán” lung tung được. Mặt khác phải xem đề thi yêu cầu cái gì để trả lời cho đúng. Năm rồi rất nhiều thí sinh đã bình giảng cả bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trong khi đề thi chỉ yêu cầu bình giảng một đoạn thơ. Câu này chỉ có 3 điểm nhưng nhiều em đã sa đà bình giảng quá sâu mà câu hỏi lại không yêu cầu chuyên sâu. Hậu quả là làm bài không kịp thời gian. Liên hệ Đông Tây kim cổ cũng cần thiết nhưng trước hết phải nêu được những ý cơ bản trong sách giáo khoa.

            Với dạng đề này, thí sinh phải chịu khó đọc tác phẩm văn học, phải nhớ được những tình tiết, đoạn văn, câu văn hay, phải thuộc thơ. HS phải  nhận biết và nhớ những chi tiết gợi cảm xúc, tạo ấn tượng hoặc giúp người đọc hiểu rõ hơn tính cách nhân vật, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm... Đây là những chi tiết vô cùng quan trọng, là những điểm nhấn trong việc cho điểm bài thi. Học càng kỹ, nhớ được càng nhiều chi tiết trong bài học càng tốt. Các em đừng quan niệm “học văn chỉ cần nhớ vài ý chính, vào phòng thi cứ thế phăng ra” – đây là quan niệm sai lầm. Nên nhớ rằng đáp án đề thi tuyển sinh năm 2002 của Bộ GD – ĐT có rất nhiều ý lớn và vô số ý nhỏ. Thí sinh càng nêu được nhiều chi tiết cụ thể thì càng có cơ hội đạt điểm cao.


Các tin khác
 Môn hóa (khối A): phải làm nhiều bài tập  (18/03/03)
 Môn văn (khối D): Cần học và nhớ chi tiết  (18/03/03)
 Môn toán (khối B): học những kiến thức cơ bản  (18/03/03)
 Học thi Môn toán (khối D): 60 – 70% kiến thức lớp 12  (18/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? ( Phần IV)  (11/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? ( Phần III)  (10/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? ( TT phần II)  (05/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? (Phần I)  (04/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ?  (03/03/03)
 Cần biết mình đứng ở điểm nào?  (13/02/03)
1 2
Sản phẩm được hợp tác giữa VASC & TMC, liên hệ: e-School Webmaster.
99 Trieu Viet Vuong - 18 Nguyễn Chí Thanh, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636